Tăng cường tuyên truyền phòng chống bệnh dại trên người và động vật

16:17 03/10/2022

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn cả nước ghi nhận 40 người tử vong do bệnh dại tại 16 tỉnh, thành phố (tăng 2 ca so với cùng kỳ năm 2021).
Quang cảnh hội nghị tại xã Đồng Thái 

Kết quả giám sát dịch chủ động trên động vật tại 13 tỉnh, thành phố đã phát hiện 46,7% mẫu dương tính vi rút Dại. Đặc biệt trong thời gian gần đây, số người tử vong có xu hướng giảm ở các tỉnh có nguy cơ cao, ngược lại có xu hướng gia tăng ở các tỉnh có nguy cơ thấp và xuất hiện ở một số tỉnh mới.

Nguy cơ bệnh Dại tiếp tục xảy ra và gây bệnh trên người trong thời gian tới là khá cao. Số ca tử vong do bệnh Dại đứng đầu trong số các bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh ở Việt Nam trong giai đoạn 2008-2018.

Đáng chú ý, hầu hết các ca tử vong là do không tiêm vắc xin phòng Dại sau khi bị động vật cắn.

Là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh Dại có khả năng lây từ động vật sang người. Hiện nay, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong chủ động phòng, chống bệnh Dại.

Trước thực trạng trên, hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng chống bệnh Dại (28-9) và trong khuôn khổ Chiến dịch Truyền thông hưởng ứng Ngày Một Sức Khỏe thế giới (3-11), Chi cục Chăn nuôi & Thú y thành phố vừa phối hợp với hợp mạng lưới "Một sức khỏe" các trường Đại học Việt Nam (VOHUN), các Câu lạc bộ Một sức khỏe trong mạng lưới VOHUN, UBND 5 xã (gồm: Hồng Thái, Đồng Thái, Lê Lợi, Đặng Cương, An Hoà) trên địa bàn huyện An Dương, tổ chức thành công Chương trình Truyền thông nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng chống bệnh Dại với chủ đề: “One Health, Zero Death” cho người dân.

Các em học sinh tham gia ý kiến 
Các đại biểu tham gia hội nghị tuyên truyền

Chương trình thu hút sự tham gia của 500 người dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn huyện. Thông qua các hoạt động giao lưu, trò chơi và đặc biệt là các tiểu phẩm được chuẩn bị công phu đến từ các nhóm đã góp phần truyền tải đến các toàn thể nhân dân địa phương và đội ngũ học sinh, sinh viên của huyện những kiến thức, kỹ năng hữu ích để chủ động nhận biết các biểu hiện và cách phòng tránh bệnh Dại, biết cách xử lý vết thương do động vật cắn trong khả năng của mình, nhằm kịp thời phòng tránh không để lây truyền bệnh Dại từ động vật sang người.

Chương trình được đánh giá đã góp phần tuyên truyền, nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng, chống bệnh Dại; nâng cao kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho sinh viên, từ đó hỗ trợ cho việc học tập cũng như định hướng nghề nghiệp.

Đồng thời, tạo cơ hội cho các bạn sinh viên được tham gia học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và áp dụng kiến thức về 7 năng lực cốt lõi của “Một sức khỏe” vào thực tiễn cuộc sống để bảo vệ mình và những người xung quanh phòng tránh hiệu quả trước bệnh Dại…

KC                                                                               

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông