Chuyên mục Luật Cảnh sát cơ động phần II Thông tư 54: Trách nhiệm của Bộ Tư lệnh CSCĐ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

18:14 05/01/2024

Tại Điều 4, Chương II Thông tư 54/2022/TT-BCA quy định quy trình hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động được Bộ trưởng Bộ Công an ban hành ngày 14/11/2023, chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2023, đã đưa ra những quy định cụ thể về “Thẩm quyền điều động” Cảnh sát cơ động trong công tác tuần tra, kiểm soát.

Theo đó, thẩm quyền điều động tại Thẩm quyền điều động Cảnh sát cơ động thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Luật Cảnh sát cơ động.

Về trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Điều 5, Chương II Thông tư này quy định như sau: Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc lực lượng Cảnh sát cơ động thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát trên phạm vi toàn quốc.Tổ chức lực lượng của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động thực hiện tuần tra, kiểm soát độc lập hoặc chủ trì, phối hợp với Công an đơn vị, địa phương tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát tại các địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến phức tạp về an ninh, trật tự hoặc khi có sự kiện chính trị quan trọng trong trường hợp cần thiết.

Đồng thời, tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công an bố trí lực lượng Cảnh sát cơ động thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát tại các địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến phức tạp về an ninh, trật tự hoặc khi có sự kiện chính trị quan trọng. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát trên phạm vi toàn quốc.

Cùng với đó, tại Điều 6 chương này của Thông tư cũng đưa ra những quy định cụ thể về “Trách nhiệm của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

Theo đó, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh) có 2 trách nhiệm gồm: Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát cơ động thuộc quyền thực hiện hoạt tuần tra, kiểm soát trên phạm vi địa bàn quản lý; Phân công, tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát của lực lượng Cảnh sát cơ động thuộc quyền.

Phòng Cảnh sát bảo vệ, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hồ Chí Minh và Phòng Cảnh sát cơ động Công an cấp tỉnh có trách nhiệm:

Tham mưu giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định bố trí các đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc quyền tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền; Bố trí lực lượng, tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định.

Mặt khác, chủ trì, phối hợp với Công an cấp huyện thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát trên địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến phức tạp về an ninh, trật tự hoặc khi có sự kiện chính trị quan trọng.

KC

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông