Đề án 06 – Bước đệm trong chuyển đổi số quốc gia

14:07 24/05/2022

Ngày 1-7-2021, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG về DC) do Bộ Công an xây dựng đã chính thức được vận hành với 17 trường thông tin của 98,7 triệu công dân Việt Nam được số hóa. Dữ liệu dân cư được xem là dữ liệu gốc, là một trong các tài nguyên quan trọng nhất, giá trị nhất của một quốc gia khi mà các hoạt động chuyển đổi số gắn với mọi hoạt động của người dân, lấy người dân là trung tâm…
Đại tá Bùi Trung Thành – Phó Giám đốc CATP kiểm tra công tác cấp CCCD gắn chip điện tử lưu động cho công dân tại Công an một số đơn vị, địa phương (ảnh tư liệu)

Cơ sở triển khai đề án …

Hệ thống CSDLQG về DC được Công an cả nước nỗ lực, quyết liệt triển khai xây dựng trong năm 2021 dù chịu ảnh hưởng ít nhiều của dịch Covid-19. Đó là minh chứng sắc nét khẳng định rõ những nỗ lực, quyết tâm chính trị cao của Bộ Công an trong quá trình xây dựng, kiến tạo một chính phủ liêm chính, hành động, phát triển, phục vụ nhân dân; đóng góp thiết thực vào tiến trình xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia số trong tương lai không xa.

Đại tá Bùi Trung Thành – Phó Giám đốc CATP kiểm tra công tác cấp CCCD gắn chip điện tử lưu động cho công dân tại Công an một số đơn vị, địa phương  (ảnh tư liệu)

Từ cơ sở dữ liệu quan trọng này, Bộ Công an đã cấp mã số định danh cá nhân cho 100% công dân, đồng thời triển khai thu nhận hơn 60 triệu hồ sơ cấp căn cước công dân (CCCD) có gắn chip điện tử cho công dân với nhiều ưu điểm nổi bật. Từ đó đã tạo ra bước đột phá, tạo nền tảng quan trọng cho việc xây dựng và phát triển những ứng dụng trên nền tảng số phục vụ công tác quản lý nhà nước. Để phát huy giá trị CSDLQG về DC và CCCD phục vụ chuyển đổi số quốc gia, Bộ Công an đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6-1-2022 phê duyệt Đề án ứng dụng dữ liệu dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử trong Chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Đại tá Bùi Trung Thành – Phó Giám đốc CATP kiểm tra công tác cấp CCCD gắn chip điện tử lưu động cho công dân tại Công an một số đơn vị, địa phương (ảnh tư liệu)

Đề án đã xác định 7 quan điểm chỉ đạo lớn, mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể phục vụ 5 nhóm tiện ích như sau: (1) Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; (2) Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; (3) Phục vụ công dân số; (4) Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; (5) Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Kèm theo đó là danh mục 25 thủ tục hành chính thiết yếu ưu tiên, tích hợp chia sẻ dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và danh mục 52 nhiệm vụ cụ thể thực hiện với phân công trách nhiệm và các mốc thời gian hoàn thành rất cụ thể để thực hiện Đề án.

Đề án 06 được đánh giá là một đề án có vai trò quan trọng nhằm phát huy hơn nữa vị thế, vai trò của CSDLQG về DC, hệ thống định danh, xác thực điện tử do Bộ Công an xây dựng và cung cấp cho khối dịch vụ công, nhất là các thủ tục hành chính qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin một cửa các cấp. Đề án có phạm vi, tầm ảnh hưởng rộng tới đa ngành, địa phương và lĩnh vực.

Phòng QLHC về TTXH – CATP nỗ lực cấp CCCD gắn chip điện tử lưu động cho người già yếu, mẹ Việt Nam Anh hùng

Lợi ích đa chiều…

Triển khai đề án 06, người dân và doanh nghiệp sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích. Đặc biệt, khi hệ thống định danh và xác thực điện tử được đưa vào sử dụng sẽ là nền tảng để phát triển hệ sinh thái số trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến gắn kết với chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh bảo đảm thông tin, dữ liệu điện tử chỉ cần cung cấp, số hóa một lần.

Mỗi người dân và doanh nghiệp được cung cấp tài khoản định danh điện tử để phục vụ các giao dịch trên môi trường điện tử gắn với các hệ sinh thái các cơ sở dữ liệu quốc gia, sử dụng chữ ký số, hợp đồng điện tử, thanh toán điện tử… tạo ra điều kiện cho công dân và doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phòng QLHC về TTXH – CATP nỗ lực cấp CCCD gắn chip điện tử lưu động cho người già yếu, mẹ Việt Nam Anh hùng

Với các tổ chức tài chính, ngân hàng, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử… kết nối, sử dụng các ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử thì các tài khoản người dùng đều được xác thực đảm bảo đúng với danh tính của từng công dân tạo sự minh bạch. Qua đó, góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, giảm nạn gian lận, lừa đảo trên không gian mạng.

Bên cạnh đó, định danh và xác thực điện tử cũng có ý nghĩa rất lớn trong lĩnh vực quản lý thuế. Mỗi mã số thuế cá nhân sẽ được gắn đúng cho công dân theo số định danh cá nhân. Mã số thuế doanh nghiệp sẽ được gắn đúng theo pháp nhân chịu trách nhiệm. Qua đó, góp phần làm giảm tối đa tình trạng trốn thuế, tránh thất thoát ngân sách nhà nước.

CAQ Kiến An đẩy mạnh thu nhận hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử và cấp thẻ CCCD gắn chíp điện tử cho nhân dân

Cùng với đó, một lĩnh vực nữa sẽ được hưởng lợi từ hệ sinh thái số này đó chính là bảo hiểm. Căn cứ theo từng số định danh cá nhân, công dân sẽ được cấp mã bảo hiểm xã hội, mã bảo hiểm y tế giúp thông tin minh bạch, xác định được đúng đối tượng được hưởng chính sách.

Và tựu chung lại, đề án 06 sẽ mang lại những lợi ích thiết thực sau đối với người dân và doanh nghiệp: Giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến, không phải đến cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại; tích hợp nhiều loại giấy tờ, thông tin giúp giảm các loại giấy tờ cần mang theo. Đồng thời, đề án giúp liên thông thủ tục hành chính giữa các cơ quan: Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bảo hiểm xã hội Việt Nam; áp dụng định danh điện tử, CCCD gắn chip trong thực hiện các hoạt động tài chính như: mở tài khoản ngân hàng, giao dịch chuyển tiền, rút tiền tại cây ATM… Thông tin của người dân được bảo mật, bảo vệ, không bị lấy cắp hay giả mạo…

Khánh Chi

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông