Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, phát triển năng lực học sinh qua môn học Lịch sử và Địa lí 7

    10:03 19/03/2023

    Chiều 17-3, Trường TH&THCS Du Lễ (huyện Kiến Thụy) tổ chức chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh – Môn học Lịch sử và Địa lí 7 Chương trình GDPT 2018” năm học 2022-2023. Tham dự có đồng chí Bùi Văn Kiệm – Giám đốc Sở GD&ĐT; Phạm Tiến Thuật – Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy cùng đông đảo các thầy cô giáo và các em học sinh trường TH&THCS Du Lễ.
    Cô giáo Phạm Thị Mỹ Lệ giới thiệu về bài học

    Buổi sinh hoạt chuyên đề với tiết dạy “ Bài 18: Vương quốc Chăm – Pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI” do cô giáo Phạm Thị Mỹ Lệ và các em học sinh lớp 7 trường TH&THCS Du Lễ được xây dựng trên tinh thần đổi mới phù hợp với mục tiêu cần đạt, nội dung, phương pháp của chương trình GDPT 2018.

    Tiết mục múa Apsara trong giờ học tạo sự hứng thú học tập cho các em học sinh

    Mở đầu tiết dạy, thông qua tiết mục múa Apsara, cô giáo Phạm Thị Mỹ Lệ đã tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh và xác định được vấn đề cần giải quyết liên quan đến bài học. Cùng với việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như chia nhóm thảo luận, sử dụng các video, tranh ảnh về Vương quốc Chăm –Pa từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI và vùng đất Nam Bộ…

    Tiết dạy đã nêu được những diễn biến cơ bản về chính trị; những nét chính về kinh tế, văn hóa của Vương quốc Chăm- Pa, vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỷ X đến thế kỷ XVI.

    Các em học sinh hào hứng tham gia thực hiện nhiệm vụ trong tiết học

    Thông qua tiết dạy, các em học sinh đã chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập các nội dung bài học; biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm phù hợp với nhiệm vụ do giáo viên giao, xác định được trách nhiệm và các việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.

    Các em học sinh hào hứng tham gia trả lời câu hỏi trong tiết học

    Bên cạnh đó, các em học sinh biết cách sưu tầm và sử dụng một số tư liệu để tìm hiểu những đặc điểm nổi bật về chính trị, kinh tế, văn hóa của Vương quốc Chăm – pa và vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI; phân tích được các điều kiện lịch sử, địa lí góp phần hình thành và phát triển của nền kinh tế Chăm-Pa và vùng đất Nam Bộ…

    Đồng chí Bùi Văn Kiệm – Giám đốc Sở GD&ĐT tặng hoa cho cô giáo Phạm Thị Mỹ Lệ

    Ngoài ra, tiết học cũng giúp các em học sinh có ý thức, trách nhiệm bảo vệ đối với những thành tựu và di sản văn hóa của Chăm –Pa, của cư dân sinh sống ở vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI để lại; tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

    LIÊM ĐOÀN

    Từ khóa:
    Bình luận của bạn về bài viết...

    captcha

    Bản tin Pháp luật

    Video clip

    Phóng sự ảnh

    An toàn giao thông