11:00 22/02/2023 Thời gian qua, không ít người dân và du khách đã háo hức đăng ký thuê một chiếc xe đạp công cộng để trải nghiệm dịch vụ mới mẻ này tại thành phố Cảng...
Anh Đỗ Bá Thanh Tùng, Quản lý dự án dịch vụ xe đạp công cộng TNGo ở Hải Phòng, cho biết: Đã có 39 trạm xe đạp công cộng do UBND TP Hải Phòng bố trí trên vỉa hè các quận Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền.
Mỗi trạm có từ 10 đến 20 xe đỗ theo từng ô và phục vụ người dân 24/24h. Mỗi xe đạp đều gắp ID định danh, có khóa thông minh và định vị. Thông qua phần mềm, nhân viên có thể biết được lộ trình di chuyển của xe.
Để thuê xe, người dân chỉ cần tải ứng dụng về điện thoại thông minh, đăng ký tài khoản và nạp tiền rồi quét mã QP trên khóa xe là có thể sử dụng (giá 5.000 đồng cho 30 phút đầu tiên, 1.000 đồng cho 6 phút tiếp theo).
Từ ngày đầu đưa xe đạp ra trạm, đã có trên 1.000 lượt người sử dụng xe đạp công cộng. Dự án này sẽ chính thức được khai trương vào cuối tháng 3-2023.
Trước đó, vào tháng 7-2022, Dự án xe đạp công cộng đã được UBND TP Hải Phòng đồng ý chủ trương, cho phép sử dụng miễn phí vỉa hè trên các tuyến đường làm trạm đỗ. Thời gian thí điểm 12 tháng kể từ ngày chủ đầu tư đưa phương tiện vào hoạt động; sau khi kết thúc thí điểm sẽ tổng hợp kết quả để báo cáo UBND thành phố.
Tại trạm xe đạp công cộng gần ngã tư Trần Bình Trọng - Trần Phú, đôi bạn Trà My - Đức Hiếu, ở phường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, chia sẻ: Chúng em thấy đây là dịch vụ mới, thú vị và tốt cho sức khỏe nên đã tải ứng dụng để trải nghiệm. Tuy nhiên quanh trạm không có chỗ để gửi xe máy, xe không có yên sau chở người nên ai sử dụng phải tính toán kĩ. Với du khách từ nơi khác đến muốn trải nghiệm food tour Hải Phòng hay muốn ngắm cảnh đường phố thì xe đạp công cộng lại là lựa chọn rất hợp lý.
Còn chị Đặng Thị Hằng, ở phường Thành Tô, quận Hải An, sau khi đã trải nghiệm dịch vụ xe đạp công cộng cho biết: Trên app TNGo, có thể thấy các trạm xe được bố trí chủ yếu quanh dải trung tâm thành phố và khu vực sông Tam Bạc. Ví dụ, nếu muốn đạp xe đi food tour ở chợ Cát Bi, người sử dụng sẽ không có chỗ để trả xe, kéo theo đó là thời gian thuê xe và chi phí tăng lên. Lúc đó, du khách chắc chắn sẽ chọn đi taxi hoặc thuê xe máy…
Có thể thấy, dự án dịch vụ xe đạp công cộng thân thiện với môi trường, giải quyết một phần nhu cầu đi lại của người dân và du khách khi đến với thành phố Cảng. Tuy nhiên, để xe đạp công cộng trở thành phương tiện giao thông của tương lai chứ không dừng ở mức độ trải nghiệm, cần xây dựng văn hóa giao thông chuẩn mực, giúp người dân hình thành thói quen văn minh, không phóng nhanh vượt ẩu, không vượt đèn đỏ, không đi ngược chiều, không đi lên vỉa hè...
Thêm vào đó, xe đạp là phương tiện phù hợp để kết nối các mạng lưới giao thông với nhau. Nếu hình thành được một mạng lưới các điểm xe đạp công cộng tương đối thuận lợi, kết nối các điểm đỗ xe, vị trí đặt trạm của xe đạp công cộng với các phương tiện giao thông công cộng khác sẽ giúp tăng thêm tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách. Khi đó, xe đạp công cộng sẽ dần trở thành phương tiện không thể thiếu trong mạng lưới giao thông tương lai.
Trí Nguyễn
Gala Âm nhạc “Vinh quang CAND Việt Nam” đến thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6/2025
Hàng nghìn khán giả cùng hòa ca bài hát "Bến Cảng quê hương tôi"
Pháo hoa rực rỡ bầu trời thành phố Cảng dịp kỉ niệm 70 năm giải phóng Hải Phòng
Người dân đất Cảng hào hứng xem lễ duyệt đội ngũ, diều hành lễ kỉ niệm 70 năm giải phóng Hải Phòng
Góp ý nội dung dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID
Người dân nô nức ngắm pháo hoa chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng
Hàng vạn khán giả hòa mình vào không khí Lễ Kỷ niệm 70 năm Hải Phòng giải phóng
Hải Phòng rực rỡ cờ hoa chào đón các ngày lễ lớn trong tháng 5 lịch sử
Ngày nghỉ lễ thứ 3, trên địa bàn thành phố xảy ra 2 vụ tai nạn làm 2 người chết
Triển khai cao điểm bảo đảm TTATGT dịp lễ 30/4, 1/5/2025 và nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm TTATGT
Quận Đồ Sơn ra quân thực hiện Tháng an toàn giao thông, trật tự đường hè, vệ sinh môi trường đô thị