12:41 30/06/2025 Là tổ ấm để mỗi thành viên trong gia đình trở về tận hưởng những khoảng thời gian thư gian sau những buổi học tập, lao động, sản xuất, ngôi nhà là không gian chứa đựng vô số tiện nghi và đồ dùng. Tuy nhiên, đằng sau sự tiện lợi đó, nhiều vật dụng trong nhà lại tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, đe dọa đến sự an toàn của con người và tài sản. Việc nhận thức rõ về những mối nguy hiểm này để có các biện pháp phòng ngừa thích hợp là vô cùng quan trọng.
Đứng đầu danh sách những “thủ phạm” dễ gây cháy nổ trong nhà là bình gas và bếp gas. Chúng ta thường xuyên sử dụng gas để nấu ăn. Chỉ cần một phút lơ là, quên khóa van sau khi sử dụng hoặc để rò rỉ khí gas, ngọn lửa có thể bùng phát nhanh chóng, gây cháy nổ.
Tiếp đến, tủ lạnh cũng là một mối nguy hiểm tiềm ẩn. Bên trong tủ lạnh chứa nhiều bộ phận điện và chất làm lạnh, nếu không được bảo trì đúng cách hoặc sử dụng quá lâu, các bộ phận này có thể bị hỏng, gây chập điện và phát sinh cháy. Tủ lạnh cũ, đã qua sửa chữa nhiều lần, hoặc sử dụng trong môi trường ẩm ướt càng làm tăng nguy cơ này.
Cùng với đó là các thiết bị điện như: ổ cắm, phích cắm, dây điện cũng không nên bỏ qua. Sử dụng ổ cắm kém chất lượng, cắm quá nhiều thiết bị vào một ổ cắm, hoặc để dây điện bị đứt, hở có thể gây ra tình trạng quá tải, chập điện và gây cháy. Việc kiểm tra, bảo trì định kỳ các thiết bị điện trong nhà là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, các thiết bị như lò vi sóng, lò nướng, bàn là cũng cần được sử dụng cẩn thận. Dùng lò vi sóng để làm nóng các vật dụng bằng kim loại, hoặc để thức ăn quá lâu trong lò có thể gây ra cháy nổ. Bàn là để quên trên quần áo hoặc bề mặt dễ cháy cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra hỏa hoạn.
Ngoài ra, các vật liệu dễ cháy như: giấy, vải, rèm cửa, thảm, đồ gỗ... cũng làm tăng nguy cơ cháy nổ. Việc để những vật liệu này gần nguồn nhiệt, như bếp gas, lò sưởi, hoặc các thiết bị điện, có thể dẫn đến hỏa hoạn.
Để phòng ngừa cháy nổ trong nhà, trước hết, chúng ta cần nâng cao ý thức về an toàn phòng cháy chữa cháy. Hãy luôn cẩn thận khi sử dụng các thiết bị có nguy cơ cháy nổ. Khóa van gas sau khi nấu ăn, thường xuyên kiểm tra và bảo trì các thiết bị điện, không để vật liệu dễ cháy gần nguồn nhiệt. Trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy cơ bản cho gia đình, như bình chữa cháy, chuông báo cháy. Nắm vững cách sử dụng các thiết bị này và có kế hoạch thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra.
Cần giáo dục cho trẻ em về những nguy hiểm của cháy nổ và cách phòng tránh. Không để trẻ tự ý sử dụng các thiết bị điện, bật lửa, diêm... Hãy đảm bảo an toàn cho ngôi nhà của bạn. Kiểm tra hệ thống điện, đường ống gas và các thiết bị khác một cách thường xuyên. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ với các chuyên gia để được kiểm tra và sửa chữa.
Việc phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Bằng cách nhận thức rõ những vật dụng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ trong nhà và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp nêu trên, chúng ta có thể bảo vệ an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Bình Huệ
18:38 09/07/2025
23:16 08/07/2025
Công an phường An Phong: Bắt giữ 3 đối tượng có hành vi mua bán, sử dụng trái phép ma tuý
Chuyên mục Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở: Quy định về Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
Không khí khởi sắc ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở thành phố Hải Phòng
Tour đêm "Dấu thiêng Hàng Kênh" đặc sắc, mới lạ lần đầu xuất hiện tại Hải Phòng
Gala Âm nhạc “Vinh quang CAND Việt Nam” đến thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6/2025
Trung tâm Phục vụ hành chính công tại phường Lê Chân: 2 ngày đầu tiếp 1.228 lượt công dân
Không khí khởi sắc ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở thành phố Hải Phòng
Danh sách Bí thư, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND 34 tỉnh, thành phố