09:24 10/03/2025 Tổng thống Macron muốn mở rộng vai trò răn đe hạt nhân của Pháp để bảo vệ toàn bộ châu Âu. Tuy nhiên, với kho vũ khí khiêm tốn hơn Nga và chi phí duy trì khổng lồ, liệu Pháp có thực sự đảm đương được trọng trách này?
Theo trang tin quốc phòng en.defence-ua.com (Ukraine) ngày 8/3, Tổng thống Emmanuel Macron đã đề xuất rằng lực lượng hạt nhân của Pháp nên trở thành lực lượng răn đe để bảo vệ châu Âu. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu chiếc ô hạt nhân của Pháp có đủ khả năng bảo vệ toàn bộ lục địa hay không?
Lực lượng hạt nhân của Pháp hiện tại khiêm tốn hơn so với thời Chiến tranh Lạnh. Kho vũ khí hạt nhân của Pháp có tổng cộng 240 đầu đạn TN75 (có sức công phá 110 kiloton) và TNO (100 kt), cùng với 54 đầu đạn TNA khác có sức công phá 100–300 kt.
Các loại TN75 và TNO được nạp vào tên lửa đạn đạo M51 trên bốn tàu ngầm hạt nhân lớp Le Triomphant, mỗi tàu có thể mang tới 16 tên lửa. Một tên lửa chứa sáu đầu đạn, tùy chọn có thể lên tới mười đầu đạn.
Tàu ngầm hạt nhân của Pháp. Ảnh: RT
Đối với TNA, chúng được lắp bên trong tên lửa siêu thanh ASMP-A có tầm bắn 500–600 km khiến chúng trở thành vũ khí hạt nhân chiến thuật. Chỉ một số ít máy bay có thể mang những tên lửa này: một số nguồn tin cho biết đó là 20 máy bay chiến đấu Rafale B chuyên dụng, trong khi những nguồn khác lại khẳng định vũ khí này được tích hợp với 40 máy bay Rafale trong lực lượng Không quân và 10 máy bay Rafale MF3 chuyên dụng trên tàu sân bay trong lực lượng Hải quân.
Như vậy, hiện chiếc ô hạt nhân của Pháp quá nhỏ so với số đầu đạn hạt nhân mà Liên bang Nga có. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), tính tới năm 2024, Nga sở hữu 1.710 đầu đạn hạt nhân đang trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ngoài ra, số lượng đầu đạn sẵn sàng chuyển trạng thái chiến đấu của Nga có thể lên tới 5.500 đầu đạn.
Việc mở rộng tầm bảo vệ hạt nhân của Pháp ra toàn bộ châu Âu, đặc biệt là cả với Ukraine, sẽ là một thách thức lớn. Hơn nữa, việc bảo dưỡng vũ khí hạt nhân của Pháp cũng tốn rất nhiều tiền, với 6,6 tỷ euro được chi tiêu vào năm 2024.
Dù vậy, sự hiện diện của vũ khí hạt nhân với bất kỳ số lượng nào cũng có thể được coi là một biện pháp răn đe và đó chính là điều mà Paris đang mong đợi.
Theo TTXVN
Một số hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh
Trạm CSGT Lưu Kiếm (Phòng CSGT): Liên tiếp bắt giữ 2 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý
Hàng nghìn khán giả cùng hòa ca bài hát "Bến Cảng quê hương tôi"
Pháo hoa rực rỡ bầu trời thành phố Cảng dịp kỉ niệm 70 năm giải phóng Hải Phòng
Người dân đất Cảng hào hứng xem lễ duyệt đội ngũ, diều hành lễ kỉ niệm 70 năm giải phóng Hải Phòng
Góp ý nội dung dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID
Người dân nô nức ngắm pháo hoa chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng
Hàng vạn khán giả hòa mình vào không khí Lễ Kỷ niệm 70 năm Hải Phòng giải phóng
Hải Phòng rực rỡ cờ hoa chào đón các ngày lễ lớn trong tháng 5 lịch sử
Ngày nghỉ lễ thứ 3, trên địa bàn thành phố xảy ra 2 vụ tai nạn làm 2 người chết
Triển khai cao điểm bảo đảm TTATGT dịp lễ 30/4, 1/5/2025 và nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm TTATGT
Quận Đồ Sơn ra quân thực hiện Tháng an toàn giao thông, trật tự đường hè, vệ sinh môi trường đô thị