Thực hiện việc triển khai sắp xếp tinh gọn bộ máy Công an địa phương theo mô hình không tổ chức Công an cấp huyện từ ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an về việc hướng dẫn Công an các địa phương triển khai các nhiệm vụ liên quan đến công tác cấp căn cước sau khi không tổ chức Công an cấp huyện; theo đó, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an thành phố Hải Phòng (CATP) đã tập hợp danh sách Công an cấp xã (ưu tiên Công an cấp xã có trụ sở đặt trạm tiếp dân thu nhận hồ sơ cấp căn cước của Công an cấp huyện) được giao thực hiện công tác cấp, quản lý căn cước bảo đảm về hạ tầng, cơ sở vật chất để thực hiện ngay công tác bảo đảm thông suốt, không gián đoạn, có đặc điểm tình hình vị trí địa lý thuận tiện.
Xuất phát từ mối quan hệ cùng chung sống sau hôn nhân, Luật Cư trú năm 2020 quy định cụ thể nơi cư trú của vợ, chồng tại Điều 14, Chương III như sau: 1. Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống. 2. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, người được giám hộ là những người được Ủy ban nhân dân cấp xã cử hoặc Tòa án chỉ định người để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong các trường hợp sau: Người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người chưa thành niên không còn mẹ, cha hoặc cha, mẹ hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế quyền đối với con, không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con hoặc không xác định được cha mẹ.
Người chưa thành niên là đối tượng công dân đặc biệt, chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Việc sở hữu, sử dụng chỗ hoặc tham gia các quan hệ dân sự khác thường được xác định trong mối quan hệ phụ thuộc với cha mẹ hoặc người giám hộ.
Nơi cư trú là một trong những nội dung chủ yếu của Luật Cư trú. Đối với một cá nhân, nơi cư trú là nơi công dân được bảo vệ quyền cư trú và các quyền công dân khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời, là nơi công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước trong quan hệ hành chính (như xác nhận sơ yếu lý lịch, tình trạng hôn nhân, thuế thu nhập cá nhân…) và là nơi công dân xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự (như thừa kế, hộ tịch, hợp đồng…).
Cùng với việc quy định cụ thể các quyền của công dân trong lĩnh vực cư trú, Luật Cư trú năm 2020 cũng quy định cụ thể nghĩa vụ công dân cần phải nghiêm túc thực hiện trong lĩnh vực này.
Cư trú và quản lý cư trú là một nội dung cơ bản và trọng yếu trong quản lý nhà nước của mỗi quốc gia trên thế giới. Bất kỳ một thể chế nhà nước nào cũng đều coi đây là công cụ quan trọng, hữu hiệu để nhà nước thực hiện quản lý xã hội, nắm bắt và kiểm soát mọi vấn đề liên quan đến tình hình dân số, tình hình sinh sống, di chuyển của người dân, tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Hiện nay, các quy định của Luật Cư trú về điều kiện, thủ tục đăng ký cư trú đã cụ thể, rõ ràng, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tự do cư trú, lựa chọn nơi cư trú. Tuy nhiên, về trình tự, thủ tục đăng ký cư trú còn mang tính thủ công, rườm rà, chưa đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, nhất là sau khi Chính phủ ban hành nghị quyết về bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân cập nhật từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì việc thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký cư trú cho công dân cũng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với hình thức quản lý đã được thay đổi cũng như yêu cầu quản lý dân cư trong tình hình mới.
Luật Cư trú năm 2020 gồm 38 điều, chia thành 7 chương, có nhiều điểm mới, sửa đổi, bổ sung so với Luật Cư trú năm 2006. Luật được xây dựng dựa trên 5 quan điểm chỉ đạo sau:
Sáng 12-1, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2021”. Đồng chí Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia thực hiện Đề án chủ trì hội nghị. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới 46 điểm cầu trên toàn quốc với hơn 1.500 đại biểu tham dự.
Tạo cơ sở pháp lý để thống nhất tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các trại giam trong công tác tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân trong giai đoạn hiện nay; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác thi hành án phạt tù, công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù trong thời gian tới… là mục đích xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; Bộ Công an đã chủ trì xây dựng, hoàn thành dự thảo Nghị quyết này và tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân...
Một số hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh
Trạm CSGT Lưu Kiếm (Phòng CSGT): Liên tiếp bắt giữ 2 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý
Hàng nghìn khán giả cùng hòa ca bài hát "Bến Cảng quê hương tôi"
Pháo hoa rực rỡ bầu trời thành phố Cảng dịp kỉ niệm 70 năm giải phóng Hải Phòng
Người dân đất Cảng hào hứng xem lễ duyệt đội ngũ, diều hành lễ kỉ niệm 70 năm giải phóng Hải Phòng
Góp ý nội dung dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID
Người dân nô nức ngắm pháo hoa chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng
Hàng vạn khán giả hòa mình vào không khí Lễ Kỷ niệm 70 năm Hải Phòng giải phóng
Hải Phòng rực rỡ cờ hoa chào đón các ngày lễ lớn trong tháng 5 lịch sử