Chuyên mục Luật Phòng, chống rửa tiền: Trách nhiệm của Viện kiểm sát, Toà án Nhân dân, UBND các cấp trong phòng, chống rửa tiền

21:25 18/11/2023

Tại Điều 59, Chương III, Luật Phòng, chống rửa tiền được Quốc hội chính thức thông qua tại kỳ họp thứ 4 khoá XV, ngày 15/11/2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2023, đã đưa ra những quy định cụ thể về trách nhiệm của bộ, ngành khác trong công tác phòng, chống rửa tiền.

Theo đó, các bộ, ngành khác ngoài các bộ đã được quy định tại các Điều khoản trước đó của Luật (như: Bộ Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Kế hoạch & Đầu tư, Nội vụ, Ngoại giao, Thông tin & Truyền thông…) có trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

Thanh tra, kiểm tra đối tượng báo cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền. Đồng thời phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành có liên quan định kỳ thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 của Luật này.

Cùng với đó, tại Điều 60 Chương này của Luật quy định rõ 3 trách nhiệm của Viện kiểm sát Nhân dân bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi rửa tiền; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp về hình sự; kịp thời tiếp nhận, xử lý, yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự trong phòng, chống rửa tiền. Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 của Luật này.

Tại Điều 61 Chương này của Luật cũng đưa ra 3 trách nhiệm của Tòa án Nhân dân như sau: Tòa án nhân dân, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi rửa tiền; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền.

Tòa án nhân dân tối cao, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp trong phòng, chống rửa tiền. Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 của Luật này.

Về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác phòng, chống rửa tiền, tại Điều 62 Chương này của Luật quy định như sau: Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống rửa tiền tại địa phương.Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai và đôn đốc thực hiện kế hoạch phòng, chống rửa tiền, thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền. Mặt khác, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền theo thẩm quyền.

Về trách nhiệm bảo mật thông tin, Điều 63 Chương này của Luật quy định: Cơ quan nhà nước quy định tại Luật này có trách nhiệm thực hiện chế độ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin quy định tại Điều 6 của Luật này cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài phải bảo đảm các thông tin được bảo mật và sử dụng đúng mục đích tại yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin.

KC

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông