Tại Điều 31, Chương V, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 được Quốc hội Khóa XIV chính thức thông qua tại kỳ họp thứ 11, ngày 30-3-2021, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2022, đã đưa ra những quy định cụ thể về công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy.
Để phù hợp với thực tiễn và tăng cường công tác quản lý cư trú được chặt chẽ hơn, hạn chế tình trạng cư trú “ảo” (công dân có đăng ký nơi thường trú nhưng thực tế không sinh sống tại đó và cũng không thông báo cho cơ quan quản lý cư trú), nâng cao hiệu quả quản lý về cư trú, nắm đúng thực tế số hộ, số người thường trú trên địa bàn, phục vụ công tác bảo đảm ANTT, an toàn xã hội, hoạch định, thực hiện chính sách an ninh xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người có liên quan, Luật Cư trú năm 2020 đã bổ sung một số trường hợp xóa đăng ký thường trú.
Tương tự như quy định trước đây tại Luật Cư trú năm 2006 về điều chỉnh thông tin trong sổ hộ khẩu, Luật Cư trú năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung quy định này thành quy định về điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG về DC) cho phù hợp với phương thức quản lý cư trú mới.
Luật Cư trú năm 2006 có quy định về tách sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, trước việc thay đổi về phương thức quản lý cư trú sang hình thức mới bằng quản lý qua mã số định danh cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG về DC), Luật Cư trú năm 2020 đã sửa đổi theo hướng quy định điều riêng về việc tách hộ, với các điều kiện cụ thể để thành viên hộ gia đình được tách hộ đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp.
Ngoài trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020 (Trường hợp vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con), Luật Cư trú năm 2020 bổ sung điều mới so với quy định của Luật Cư trú năm 2006 quy định về các địa điểm không được đăng ký thường trú mới. Đây là những nơi ở không an toàn, không thể ở lâu dài hoặc nếu cho phép đăng ký thường trú mới tại chỗ ở đó sẽ phát sinh thêm phức tạp liên quan đến ANTT, quy hoạch phát triển địa phương. Do đó, cần yêu cầu công dân không được đăng ký thường trú mới vào những địa điểm này.
Luật Cư trú năm 2020 đã quy định theo hướng tách riêng các điều quy định về hồ sơ, thủ tục đăng ký thường trú; quy định rõ từng loại hồ sơ tương ứng với từng điều kiện đăng ký thường trú cụ thể. Về cơ bản hồ sơ đăng ký thường trú đã được quy định đơn giản hơn so với quy định của Luật Cư trú năm 2006.
Thực tiễn cuộc sống cho thấy có trường hợp công dân không có nơi thường trú, tạm trú và cũng không đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú, như người di cư, sống lang thang không có giấy tờ tùy thân, không có chỗ ở hợp pháp hoặc có chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng không được chủ hộ đồng ý cho đăng ký thường trú, tạm trú… Nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của họ, cũng như siết chặt công tác quản lý dân cư, Luật Cư trú năm 2020 đã bổ sung một điều quy định về nơi cư trú của người không có nơi thường trú, tạm trú.
Luật Cư trú năm 2006 chưa quy định riêng về nơi cư trú của người được nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo trợ tại cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo trợ. Đây thường là những người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội, trẻ em khuyết tật, người khuyết tật, nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động, trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú… nên việc đăng ký thường trú, tạm trú với những nhóm đối tượng này còn gặp khó khăn, vướng mắc, nhất là việc xác nhận về chỗ ở hợp pháp và thủ tục giải quyết đăng ký thường trú.
Luật Cư trú năm 2006 không quy định về nơi cư trú của người hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trẻ em, người khuyết tật, người không nơi nương tựa trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo. Tuy nhiên, tại Điều 6 Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 9-9-2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18-4-2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều, biện pháp thi hành Luật Cư trú có quy định việc đăng ký thường trú đối với chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Tiếp tục kế thừa quy định của Luật Cư trú năm 2006, Luật Cư trú năm 2020 quy định về nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển tại Điều 16, Chương III của Luật như sau:
Với đặc thù, yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm giữ vững QP-AN, duy trì ổn định ANCT, TTATXH luôn thường trực có một bộ phận CBCS trong lực lượng vũ trang phải ở lại doanh trại để thực hiện nhiệm vụ, công việc. Vì vậy, Luật Cư trú năm 2020 kế thừa quy định của Luật Cư trú năm 2006 quy định một điều riêng xác định nơi cư trú của những người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang.
Luật Cư trú năm 2020 đã bỏ một số nội dung quy định hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến Sổ Hộ khẩu giấy được quy định tại Luật Cư trú năm 2006 như: Thuê, cho thuê, làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác có liên quan đến cư trú; sử dụng giấy tờ giả về cư trú; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú; giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú.
Để bảo đảm cho việc tổ chức thi hành các quy định về cư trú và quản lý cư trú đúng mục đích và có hiệu quả, thực hiện đúng Hiến pháp và pháp luật bảo đảm thực hiện tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời thực hiện tốt với nhiệm vụ xây dựng, phát triển KT-XH, củng cố QP-AN, bảo đảm TTATXH. Trên cơ sở kế thừa quy định của Luật Cư trú năm 2006, Điều 3, Luật Cư trú năm 2020 đã quy định rõ 5 nguyên tắc trong cư trú, quản lý cư trú. Các nguyên tắc này có vị trí quan trọng trong hệ thống các quy phạm về cư trú và quản lý cư trú; là phương châm, định hướng, xuyên suốt hoạt động cư trú, quản lý cư trú. Cụ thể là các nguyên tắc sau:
Điều 4, Luật Cư trú năm 2020 quy định cụ thể việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân như sau:
Ngày 13-11-2020, tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Cư trú năm 2020. Luật chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2021. Đây là đạo luật rất quan trọng, bảo đảm tốt hơn nữa quyền tự do cư trú của công dân; tăng cường quản lý cư trú, quản lý dân cư, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ANTT trong tình hình mới; giảm thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến đăng ký, quản lý cư trú và đổi mới phương thức quản lý cư trú.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình mới
Công đoàn cơ sở chi nhánh BHTGVN khu vực Đông Bắc bộ: Tích cực hưởng ứng hiến máu tình nguyện
Khán đài Lạch Tray rực đỏ, bùng cháy tiếp sức đội tuyển Việt Nam
125 Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Công an nhân dân
Bộ đội Biên phòng thành phố khai mạc Hội thi Dân vận khéo năm 2023
Khai mạc Techfest Haiphong 2023: Đổi mới sáng tạo - Tăng tốc và tỏa sáng
Công an quận Ngô Quyền tổ chức tuyên truyền TTATGT cho hơn 1.100 học sinh Trường THPT Thăng Long
Thị trấn Cát Bà lập lại trật tự đô thị, trật tự xây dựng địa bàn
Quận Hồng Bàng ký quy chế phối hợp bảo đảm TTATGT trường học
Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông
Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH: Xử phạt vi phạm hành chính 7 trường hợp đỗ xe ở hè phố trái quy định